Artwork for podcast DAO PHAT KHOA HOC VAT LY THIEN TONG VIET NAM
Nhiệm vụ và hạnh nguyện Bồ tát trong phẩm Hương Tích 98 - 109
Episode 762nd August 2023 • DAO PHAT KHOA HOC VAT LY THIEN TONG VIET NAM • VIETNAMESE PHYSICAL SCIENTIFIC ZEN BUDDHISM
00:00:00 00:15:14

Share Episode

Shownotes

76 Nhiệm vụ và hạnh nguyện Bồ tát trong phẩm Hương Tích 98 - 109

Câu hỏi 1/12:

Tiếp theo, các vị Bồ Tát ở nước Chúng Hương hỏi Ngài Duy Ma Cật:

Bồ Tát ở cõi Ta Bà phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi này để không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ?

Ngài Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát phải thành tựu 8 pháp ở nơi cõi này”, đó là:

Pháp thứ nhất: Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp.

Pháp thứ 2: Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não.

Pháp thứ 3: Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh.

Pháp thứ 4: Lòng bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm nhường, không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật.

Pháp thứ 5: Những kinh chưa nghe, nghe không nghi.

Pháp thứ 6: Không chống trái với hàng Thanh Văn.

Pháp thứ 7: Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình. Ở nơi đó mà điều phục tâm mình.

Pháp thứ 8: Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.

Xin được hỏi như sau:

Thưa, như thế nào thì được gọi là Bồ Tát?

Trả lời:

Bồ Tát là vị gan dạ, hay giúp người khác, quên thân mình. Nên gọi là Bồ Tát.

Câu hỏi 2/12:

Thưa, ý nghĩa của 2 chữ Bồ Tát chỉ liên quan về tôn giáo hay còn ở phương diện nào khác nữa?

Trả lời:

Thưa quý vị, Bồ Tát là vị gan dạ, chỉ sử dụng trong Đạo Phật mà thôi. Nên trong Đạo Phật  thường hay sử dụng câu: 

Bồ Tát Ma Ha Tát không sợ hiểm nguy, việc chi cũng làm quên đi thân mình, dù có thiêu đốt thân cũng không sao.

Quý vị hãy nghe bài kệ:

Trước, có Bồ Tát rất gan

Thiêu mình để cứu hằng ngàn người nguy

Tự mình làm đuốc soi đi

Để cứu Đạo Phật lâm nguy tận cùng.

Thế giới hết sức hãi hùng

Năm châu bốn bể tôn sùng ngợi ca

Đạo Phật Bồ Tát vị tha

Lửa thiêng đốt cháy cả nhà họ Ngô.

Câu hỏi 3/12:

Thưa, 1 bậc Bồ Tát có bắt buộc phải thực hiện đủ 8 điều hay chỉ cần thành tựu 1 trong các điều như trên thôi ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, 1 vị Bồ Tát bắt buộc phải có các phần như sau:

  1. Phải gan dạ.
  2. Phải giúp đỡ mọi người oan khổ.
  3. Phải giúp đỡ chánh pháp của Vị Phật khi không được lưu hành tự do.

Mời quý vị nghe bài kệ:

Bồ Tát là những vị Anh Hùng

Chánh Pháp lâm nạn phải cùng đứng lên

Phá tan bọn dữ ngồi trên

Chà đạp Chánh Pháp ngồi trên tiền vàng.


Bồ Tát những vị hiên ngang

Không sợ cường lực phá tan ngông cuồng

Bồ Tát không sợ đau thương

Chỉ vì Chánh Pháp mà luôn cứu nàn.


Bồ Tát thị hiện thế gian

Giúp cho Chánh Pháp hiên ngang phổ truyền

Dù có đau khổ lụy phiền

Cũng vượt qua được để truyền Phật ngôn.

Câu hỏi 4/12:

Thưa, Bồ Tát ở thế gian này, ra đời có 1 nguyện vọng là cứu giúp, nghĩa là cứu giúp con người hay là cứu giúp Chánh Pháp của 1 vị Phật lưu hành?

Trả lời:

Thưa quý vị, Bồ Tát ở thế gian này, ra đời có nguyện vọng là: Giúp Chánh Pháp của 1 vị Phật được lưu hành.

Câu hỏi 5/12:

Ở pháp thứ nhất: “Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp”. Phải làm gì thì mới được xem là làm lợi ích cho chúng sanh? Tại sao khi làm lợi ích đó thì không mong báo đáp?

Trả lời:

Thưa quý vị, hạnh nguyện của vị Bồ Tát là thật tình giúp chúng sinh mà không cần báo đáp, để được 2 phần:

  1. Cứu khổ cứu nạn là tu Phước đức.
  2. Cứu nạn Chánh Pháp là tu Công đức.

Câu hỏi 6/12:

Ở pháp thứ 2: “Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não”. 

Đức Phật dạy: Nhân quả mỗi người tự làm tự chịu, không ai gánh vác thay cho ai. Vậy tại sao Bồ Tát có thể làm được điều này? Ngài Duy Ma Cật có nói quá lên không ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, đây là hạnh nguyện của vị Bồ Tát muốn làm, để cứu vớt những người sắp làm chuyện phạm pháp. Giống như những chuyện diễn ra mà có người ngăn cản vậy. Như hiện nay, có người nào sắp làm chuyện gì đó để bị vào Hỏa Ngục. Vị mà đứng ra ngăn cản người này chính là Bồ Tát đó. Nếu như không có vị Bồ Tát này ngăn cản, thì người này vào Hỏa Ngục, làm sao trở lại làm Người được.

Câu hỏi 7/12:

Ở pháp thứ 3: “Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh.” 

Xin hỏi, làm thế nào để Bồ Tát tạo được Công Đức? Nhân quả ai làm nấy nhận. Đức Phật cũng dạy: Đừng quỳ lạy xin xỏ ai bất cứ thứ gì. Vậy tại sao Bồ Tát  lại có thể đem cho ai đó 1 điều gì? Cho bằng cách nào? Và cho để làm chi?

Trả lời:

Thưa quý vị, tất cả việc làm của vị Bồ Tát là để giúp nhiều người biết tạo Công Đức, những Công Đức mà người này tạo được là do vị Bồ Tát mở đường cho tạo đó. Đồng nghĩa, nhờ Bồ Tát mở đường mình mới tạo được, thì giống như Bồ Tát ban Công Đức cho mình vậy.

Ở thế gian vật chất và uy quyền này, pháp môn Giải Thoát của vị Phật cho công bố ra, mà không có những vị Bồ Tát trợ giúp, thì pháp môn Giải Thoát này không cho công bố và lưu hành được. 

Vì vậy, Đức Phật có dạy:

Thiền Tông ra đời dẹp Tà

Bồ Tát đứng ra phá Tà để đi

Bồ Tát có nhiệm vụ gì

Giúp môn Giải Thoát để đi Dương trần.


Bồ Tát quy tụ nhiều phần

Đứng lên dẹp bỏ những phần cản ngăn

Bồ Tát không thấy khó khăn

Chỉ là chướng ngại, khó khăn là gì.


Tung vài chiêu thức là đi

Đường đi rộng mở có gì khó đâu

Bồ Tát chỉ nói mấy câu

Bè lũ ngăn cản cúi đầu chào thua!

Câu hỏi 8/12:

Ở pháp thứ 4: “Lòng bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm nhường, không ngại, đối với Bồ Tát                                       xem như Phật”.

Thưa, lòng bình đẳng đối với chúng sanh là như thế nào? Xem chúng sanh như Phật là dựa vào đặc điểm gì?

Trả lời:

Thưa quý vị, lòng bình đẳng với chúng sanh là ai cũng có Phật tánh. Xem chúng sanh như là Phật vậy. Rồi đây ai cũng sẽ thành Phật, mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật đã dạy:

“Ta là Phật đã thành, còn các ông bà rồi đây sẽ thành Phật như Ta.”

Câu hỏi 9/12:

Ở pháp thứ 5: “Những kinh chưa nghe, nghe không nghi.” 

Xin hỏi, kinh chưa nghe là kinh gì? Tại sao khi nghe thì không nên nghi, trong khi Đức Phật có dạy: “Lời Ta nói các ông bà đừng nên tin ngay, mà phải suy xét bằng trí tuệ.”

Trả lời:

Thưa quý vị, Kinh chưa nghe là Kinh Vô Tự.

Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật phải là người có trí tuệ thật sáng suốt mới tu. Khi mình chấp nhận nghe Kinh rồi thì không nên nghi Kinh. Nếu người nào nghe Kinh Phật mà nghi, thì có 2 con đường để đi, gồm:

  1. Nghi Kinh thì bị Nhân quả rồi.
  2. Nghi Kinh mà kèm theo khinh chê hay phỉ báng kinh nữa thì bị nhân quả nặng hơn.

Câu hỏi 10/12:

Ở pháp thứ 6: “Không chống trái với hàng Thanh Văn.”

Câu này Ngài Duy Ma Cật muốn nói đến vấn đề gì ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, pháp thứ 6 chính là pháp môn Thiền Tông. Không chống trái với hàng Thanh Văn. Câu này Ngài Duy Ma Cật muốn nói rằng: Thanh Văn ngộ đạo 1 căn. Còn trong Thiền Tông các vị Tổ cũng ngộ đạo 1 căn, thì không có gì khác nhau.

Câu hỏi 11/12:

Pháp thứ 7: “Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình. Ở nơi đó mà điều phục tâm mình.”

Vậy Bồ Tát có xứng đáng được cúng dường không?

Trả lời:

Thưa quý vị, tất cả những vị tu theo Đạo Phật, vị nào cũng được phép nhận cúng dường của bá tánh hết. Những vị tu nhận cúng dường của bá tánh, thì người bá tánh cúng dường này được Phước đức. Vị nào hành hạnh Bồ Tát mà nhận cúng dường của bá tánh, thì người cúng dường cho Bồ Tát có Phước đức nhiều hơn cúng dường các vị tu hành khác.

Câu hỏi 12/12:

Ở pháp thứ 8: “Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.”

Xin hỏi con người có 16 thứ trong Tánh Người, vậy Bồ Tát có gì trong Tánh của mình để nhận ra lỗi?

Trả lời:

Bồ Tát ở nước Trời Cực Lạc, là những vị đã tu chứng được Nhĩ Căn viên thông. Thành Bồ Tát rồi không tu nữa, mà xuống Trái Đất ngự ở tầng Bình Lưu của Trái Đất. Xem ở Trái Đất này có ai bị oan khổ, các Ngài giúp đỡ bằng 2 cách:

  1. Khiến cho người bị oan trái đến nơi kêu oan.
  2. Nhờ Ban Thần Thánh Tiên giúp đỡ người này để tạo Phước đức.

Khi giáo pháp Giải Thoát được vị Phật cho công bố ra, nhìn thấy người nào muốn Giải Thoát, Bồ Tát sẽ khiến đến nơi dạy Giải Thoát. Học và thực hành cho đúng để có Công đức.

Còn ở Trái Đất này, những ai gan dạ là do Ban Thần nhập xác giúp người này gan dạ, nên được gọi là Bồ Tát ở Trái Đất này. 

Người tu theo hạnh Bồ Tát là tu theo dạng giúp người chứ không phải tu Giải Thoát.

Ở pháp thứ 8: “Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.”

Nghĩa là, xem việc làm của mình có tròn không? Không tròn là lỗi đó.

2023/08/02 - Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam

DAO PHAT KHOA HOC VAT LY THIEN TONG VIET NAM website

Xem toàn bộ Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam 02/08/2023 ở link bên dưới:

✅ Youtube: https://youtu.be/SCPjvndTl0s

✅ Website: https://thientongmt.com/vn/giai-dap-dao-phat-khoa-hoc-vat-ly-thien-tong-viet-nam-02-08-2023-ndlc.html

Liên hệ:

✅ Facebook: https://www.facebook.com/suthatbimatkhoahocthientong

✅ Email: thientongmt@gmail.com

✅ Mobile: +84 916 01 66 27

Transcripts

76 Nhiệm vụ và hạnh nguyện Bồ tát trong phẩm Hương Tích 98 - 109

Câu hỏi 1/12:

Tiếp theo, các vị Bồ Tát ở nước Chúng Hương hỏi Ngài Duy Ma Cật:

Bồ Tát ở cõi Ta Bà phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi này để không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ?

Ngài Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát phải thành tựu 8 pháp ở nơi cõi này”, đó là:

Pháp thứ nhất: Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp.

Pháp thứ 2: Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não.

Pháp thứ 3: Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh.

Pháp thứ 4: Lòng bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm nhường, không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật.

Pháp thứ 5: Những kinh chưa nghe, nghe không nghi.

Pháp thứ 6: Không chống trái với hàng Thanh Văn.

Pháp thứ 7: Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình. Ở nơi đó mà điều phục tâm mình.

Pháp thứ 8: Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.

Xin được hỏi như sau:

Thưa, như thế nào thì được gọi là Bồ Tát?

Trả lời:

Bồ Tát là vị gan dạ, hay giúp người khác, quên thân mình. Nên gọi là Bồ Tát.

Câu hỏi 2/12:

Thưa, ý nghĩa của 2 chữ Bồ Tát chỉ liên quan về tôn giáo hay còn ở phương diện nào khác nữa?

Trả lời:

Thưa quý vị, Bồ Tát là vị gan dạ, chỉ sử dụng trong Đạo Phật mà thôi. Nên trong Đạo Phật thường hay sử dụng câu:

Bồ Tát Ma Ha Tát không sợ hiểm nguy, việc chi cũng làm quên đi thân mình, dù có thiêu đốt thân cũng không sao.

Quý vị hãy nghe bài kệ:

Trước, có Bồ Tát rất gan

Thiêu mình để cứu hằng ngàn người nguy

Tự mình làm đuốc soi đi

Để cứu Đạo Phật lâm nguy tận cùng.

Thế giới hết sức hãi hùng

Năm châu bốn bể tôn sùng ngợi ca

Đạo Phật Bồ Tát vị tha

Lửa thiêng đốt cháy cả nhà họ Ngô.

Câu hỏi 3/12:

Thưa, 1 bậc Bồ Tát có bắt buộc phải thực hiện đủ 8 điều hay chỉ cần thành tựu 1 trong các điều như trên thôi ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, 1 vị Bồ Tát bắt buộc phải có các phần như sau:

Phải gan dạ.

Phải giúp đỡ mọi người oan khổ.

Phải giúp đỡ chánh pháp của Vị Phật khi không được lưu hành tự do.

Mời quý vị nghe bài kệ:

Bồ Tát là những vị Anh Hùng

Chánh Pháp lâm nạn phải cùng đứng lên

Phá tan bọn dữ ngồi trên

Chà đạp Chánh Pháp ngồi trên tiền vàng.

Bồ Tát những vị hiên ngang

Không sợ cường lực phá tan ngông cuồng

Bồ Tát không sợ đau thương

Chỉ vì Chánh Pháp mà luôn cứu nàn.

Bồ Tát thị hiện thế gian

Giúp cho Chánh Pháp hiên ngang phổ truyền

Dù có đau khổ lụy phiền

Cũng vượt qua được để truyền Phật ngôn.

Câu hỏi 4/12:

Thưa, Bồ Tát ở thế gian này, ra đời có 1 nguyện vọng là cứu giúp, nghĩa là cứu giúp con người hay là cứu giúp Chánh Pháp của 1 vị Phật lưu hành?

Trả lời:

Thưa quý vị, Bồ Tát ở thế gian này, ra đời có nguyện vọng là: Giúp Chánh Pháp của 1 vị Phật được lưu hành.

Câu hỏi 5/12:

Ở pháp thứ nhất: “Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp”. Phải làm gì thì mới được xem là làm lợi ích cho chúng sanh? Tại sao khi làm lợi ích đó thì không mong báo đáp?

Trả lời:

Thưa quý vị, hạnh nguyện của vị Bồ Tát là thật tình giúp chúng sinh mà không cần báo đáp, để được 2 phần:

Cứu khổ cứu nạn là tu Phước đức.

Cứu nạn Chánh Pháp là tu Công đức.

Câu hỏi 6/12:

Ở pháp thứ 2: “Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não”.

Đức Phật dạy: Nhân quả mỗi người tự làm tự chịu, không ai gánh vác thay cho ai. Vậy tại sao Bồ Tát có thể làm được điều này? Ngài Duy Ma Cật có nói quá lên không ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, đây là hạnh nguyện của vị Bồ Tát muốn làm, để cứu vớt những người sắp làm chuyện phạm pháp. Giống như những chuyện diễn ra mà có người ngăn cản vậy. Như hiện nay, có người nào sắp làm chuyện gì đó để bị vào Hỏa Ngục. Vị mà đứng ra ngăn cản người này chính là Bồ Tát đó. Nếu như không có vị Bồ Tát này ngăn cản, thì người này vào Hỏa Ngục, làm sao trở lại làm Người được.

Câu hỏi 7/12:

Ở pháp thứ 3: “Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh.”

Xin hỏi, làm thế nào để Bồ Tát tạo được Công Đức? Nhân quả ai làm nấy nhận. Đức Phật cũng dạy: Đừng quỳ lạy xin xỏ ai bất cứ thứ gì. Vậy tại sao Bồ Tát lại có thể đem cho ai đó 1 điều gì? Cho bằng cách nào? Và cho để làm chi?

Trả lời:

Thưa quý vị, tất cả việc làm của vị Bồ Tát là để giúp nhiều người biết tạo Công Đức, những Công Đức mà người này tạo được là do vị Bồ Tát mở đường cho tạo đó. Đồng nghĩa, nhờ Bồ Tát mở đường mình mới tạo được, thì giống như Bồ Tát ban Công Đức cho mình vậy.

Ở thế gian vật chất và uy quyền này, pháp môn Giải Thoát của vị Phật cho công bố ra, mà không có những vị Bồ Tát trợ giúp, thì pháp môn Giải Thoát này không cho công bố và lưu hành được.

Vì vậy, Đức Phật có dạy:

Thiền Tông ra đời dẹp Tà

Bồ Tát đứng ra phá Tà để đi

Bồ Tát có nhiệm vụ gì

Giúp môn Giải Thoát để đi Dương trần.

Bồ Tát quy tụ nhiều phần

Đứng lên dẹp bỏ những phần cản ngăn

Bồ Tát không thấy khó khăn

Chỉ là chướng ngại, khó khăn là gì.

Tung vài chiêu thức là đi

Đường đi rộng mở có gì khó đâu

Bồ Tát chỉ nói mấy câu

Bè lũ ngăn cản cúi đầu chào thua!

Câu hỏi 8/12:

Ở pháp thứ 4: “Lòng bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm nhường, không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật”.

Thưa, lòng bình đẳng đối với chúng sanh là như thế nào? Xem chúng sanh như Phật là dựa vào đặc điểm gì?

Trả lời:

Thưa quý vị, lòng bình đẳng với chúng sanh là ai cũng có Phật tánh. Xem chúng sanh như là Phật vậy. Rồi đây ai cũng sẽ thành Phật, mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật đã dạy:

“Ta là Phật đã thành, còn các ông bà rồi đây sẽ thành Phật như Ta.”

Câu hỏi 9/12:

Ở pháp thứ 5: “Những kinh chưa nghe, nghe không nghi.”

Xin hỏi, kinh chưa nghe là kinh gì? Tại sao khi nghe thì không nên nghi, trong khi Đức Phật có dạy: “Lời Ta nói các ông bà đừng nên tin ngay, mà phải suy xét bằng trí tuệ.”

Trả lời:

Thưa quý vị, Kinh chưa nghe là Kinh Vô Tự.

Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật phải là người có trí tuệ thật sáng suốt mới tu. Khi mình chấp nhận nghe Kinh rồi thì không nên nghi Kinh. Nếu người nào nghe Kinh Phật mà nghi, thì có 2 con đường để đi, gồm:

Nghi Kinh thì bị Nhân quả rồi.

Nghi Kinh mà kèm theo khinh chê hay phỉ báng kinh nữa thì bị nhân quả nặng hơn.

Câu hỏi 10/12:

Ở pháp thứ 6: “Không chống trái với hàng Thanh Văn.”

Câu này Ngài Duy Ma Cật muốn nói đến vấn đề gì ạ?

Trả lời:

Thưa quý vị, pháp thứ 6 chính là pháp môn Thiền Tông. Không chống trái với hàng Thanh Văn. Câu này Ngài Duy Ma Cật muốn nói rằng: Thanh Văn ngộ đạo 1 căn. Còn trong Thiền Tông các vị Tổ cũng ngộ đạo 1 căn, thì không có gì khác nhau.

Câu hỏi 11/12:

Pháp thứ 7: “Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình. Ở nơi đó mà điều phục tâm mình.”

Vậy Bồ Tát có xứng đáng được cúng dường không?

Trả lời:

Thưa quý vị, tất cả những vị tu theo Đạo Phật, vị nào cũng được phép nhận cúng dường của bá tánh hết. Những vị tu nhận cúng dường của bá tánh, thì người bá tánh cúng dường này được Phước đức. Vị nào hành hạnh Bồ Tát mà nhận cúng dường của bá tánh, thì người cúng dường cho Bồ Tát có Phước đức nhiều hơn cúng dường các vị tu hành khác.

Câu hỏi 12/12:

Ở pháp thứ 8: “Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.”

Xin hỏi con người có 16 thứ trong Tánh Người, vậy Bồ Tát có gì trong Tánh của mình để nhận ra lỗi?

Trả lời:

Bồ Tát ở nước Trời Cực Lạc, là những vị đã tu chứng được Nhĩ Căn viên thông. Thành Bồ Tát rồi không tu nữa, mà xuống Trái Đất ngự ở tầng Bình Lưu của Trái Đất. Xem ở Trái Đất này có ai bị oan khổ, các Ngài giúp đỡ bằng 2 cách:

Khiến cho người bị oan trái đến nơi kêu oan.

Nhờ Ban Thần Thánh Tiên giúp đỡ người này để tạo Phước đức.

Khi giáo pháp Giải Thoát được vị Phật cho công bố ra, nhìn thấy người nào muốn Giải Thoát, Bồ Tát sẽ khiến đến nơi dạy Giải Thoát. Học và thực hành cho đúng để có Công đức.

Còn ở Trái Đất này, những ai gan dạ là do Ban Thần nhập xác giúp người này gan dạ, nên được gọi là Bồ Tát ở Trái Đất này.

Người tu theo hạnh Bồ Tát là tu theo dạng giúp người chứ không phải tu Giải Thoát.

Ở pháp thứ 8: “Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các Công Đức.”

Nghĩa là, xem việc làm của mình có tròn không? Không tròn là lỗi đó.

2023/08/02 - Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam

Chapters

Video

More from YouTube